Có nên vay Tiền Theo Dư nợ giảm dần không và Cách tính khi vay tiền theo phương pháp này ?

Khi bạn đi vay tiêu dùng ở ngân hàng hoặc các công ty tài chính, bạn sẽ được nghe đến hai khái niệm: trả lãi suất dựa trên dư nợ gốc và trả lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần. Trả lãi suất dựa trên dư nợ gốc tức là bạn sẽ phải trả tiền lãi cố định theo số tiền gốc bạn vay ban đầu. Ngược lại, dư nợ giảm dần sẽ tính tiền lãi theo số tiền gốc tại một thời điểm cụ thể, sau khi được người vay thanh toán phần dư nợ gốc thì số tiền nợ ban đầu sẽ được trừ hao đi.

Có nên vay Tiền Theo Dư nợ giảm dần không và Cách tính khi vay tiền theo phương pháp này ?
Vay Tiền Theo Dư nợ giảm dần là gì và Cách tính dư nợ giảm dần như thế nào ?

Dư nợ giảm dần là một cách tính lãi suất cho vay ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ cách tính dư nợ giảm dần. Với bài viết dưới đây, Tài chính xây dựng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về dư nợ giảm dần là gì cũng như cách tính dư nợ như thế nào.

Vay Dư nợ giảm dần là gì ?

Khi bạn đi vay tiêu dùng ở ngân hàng hoặc các công ty tài chính, bạn sẽ được nghe đến hai khái niệm: trả lãi suất dựa trên dư nợ gốc và trả lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần. Trả lãi suất dựa trên dư nợ gốc tức là bạn sẽ phải trả tiền lãi cố định theo số tiền gốc bạn vay ban đầu. Ngược lại, dư nợ giảm dần sẽ tính tiền lãi theo số tiền gốc tại một thời điểm cụ thể, sau khi được người vay thanh toán phần dư nợ gốc thì số tiền nợ ban đầu sẽ được trừ hao đi.

Phương thức này phần lớn được áp dụng đối với những trường hợp vay trả góp. Tùy vào nhu cầu của người vay mà người cho vay có tính dư nợ hay là không. Với các trường hợp khách hàng lựa chọn vay hạn mức trả lãi hàng tháng, tiền gốc trả vào cuối kỳ thì sẽ không có dư nợ.

Cách để tính dư nợ giảm dần

Dư nợ giảm dần là một phương thức cho vay trả góp rất thích hợp đối với các đối tượng muốn trả góp nhà hoặc trả góp xe. Bởi lẽ, theo thời gian thì số tiền gốc sẽ giảm dần vì dư nợ gốc đã được thanh toán một phần từ trước. Cách tính dư nợ giảm dần khá đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng công thức như sau:

Công thức tính

Đầu tiên, bạn cần xác định số tiền gốc đã vay, thời hạn bạn vay và lãi suất vay là bao nhiêu để có thể sử dụng công thức tính dư nợ giảm dần. Với phương thức tính lãi này, số tiền lãi của tháng đầu tiên sẽ cao nhất và theo thời gian, số tiền này sẽ giảm dần. Do đó, các ngân hàng cũng ngày một ưu tiên phương thức này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng của mình vay tiền.

Dư nợ giảm dần thường áp dụng cho những người muốn mua xe, mua nhà,... trả góp.

Mỗi tháng, khách hàng cần trả cho ngân hàng hoặc công ty tài chính khoản tiền gồm tiền gốc và tiền lãi. Trong đó, số tiền gốc và tiền lãi hàng tháng đều khác nhau bởi lãi suất được tính dựa vào số tiền mà thực tế, bạn còn nợ tại ngân hàng. Theo đó, công thức tính sẽ bao gồm:

Tiền lãi tháng đầu = số tiền vay x lãi suất cố định hàng tháng
Tiền lãi những tháng tiếp theo = số tiền gốc còn lại x lãi suất vay
Số tiền cần phải trả mỗi tháng = số tiền vay/ thời gian vay + số tiền vay x lãi suất cố định mỗi tháng Ví dụ minh họa
Để có thể làm rõ hơn công thức tính dư nợ giảm dần, Tài chính Xây dựng sẽ đưa đến một ví dụ cho bạn tham khảo như sau:

Bạn vay ngân hàng số tiền 100 triệu với thời hạn là 12 tháng. Lãi suất được tính là 12%/ năm.
Tại tháng đầu tiên, số tiền bạn đang nợ là 100 triệu. Do đó, tiền lãi = 100 triệu x 12%/12 = 1 triệu đồng
Đến tháng thứ 2, bạn trả tiền gốc là 10 triệu, số tiền lãi lúc này là = (100 – 10) triệu x 12%/12 = 900.000 đồng

Sang tháng thứ 3, bạn tiếp tục trả tiền gốc 10 triệu. Số tiền lãi của tháng 3 sẽ là = (90 – 10) triệu x 12%/12 = 800.000 đồng

Các tháng tiếp theo bạn vẫn áp dụng công thức trên để tính cho đến lúc trả được hết số tiền vay ban đầu.

Trên đây chính là công thức tính dư nợ giảm dần mà mọi người đều có thể áp dụng. Theo đó, khi muốn áp dụng hình thức kể trên, bạn hãy tính toán dựa trên phép tính này để chắc chắn bạn có khả năng thanh toán số tiền lãi mỗi tháng hay là không trước khi đi vay nhé.




Bài viết cùng chủ đề: KIẾN THỨC VAY VỐN TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG